” Tháng tư đong đậu nấu chè
Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm “
Tết Đoan Ngọ nhằm ngày mùng 5 tháng 5 ( âm lịch ), được dân gian gọi bằng cái tên khác là “Tết diệt sâu bọ “. Tương truyền rằng, một ngày sau vụ mùa, sâu bọ hoành hành khắp nơi khiến mùa màng thất bác, lúc này có một ông lão tự xưng là Đôi Truân xuất hiện, chỉ cách cho nông dân lập đàn cúng diệt trừ sâu bọ. Để tưởng nhớ việc này, dân gian đặt cho ngày này là ngày ” Tết diệt sâu bọ “.
Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam được mọi người hay nhắc đến là tết diệt sâu bọ và làm lễ thờ cúng tổ tiên, sau đó cả gia đình cùng bên nhau ăn mâm cơm trong ngày tết đoan ngọ.
Người Việt cho rằng, trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh, hơn nữa mùa này sâu bọ nhiều sợ làm ảnh hưởng đến mùa màng, vì vậy dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Hiện tại có khá nhiều làng quê Việt Nam vẫn còn giữ phong tục và rất coi trọng ngày tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5.
Đoan Ngọ nó có nghĩa là chính ngọ là thời khắc giữa trưa của ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Vì thế lễ cúng tết Đoan Ngọ được cử hành vào khoảng thời gian từ 11 giờ đến 1 giờ chiều (giờ ngọ).
Tùy vào phong tục tập quán của từng địa phương mà mâm lễ cúng có thể khác nhau, tuy nhiên cơ bản vẫn có các món sau đây:
- Hương hoa, vàng mã, bánh kẹo.
- Hoa thơm, quả ngọt. Các loại trái cây phổ biến trong mùa này thường có như mận, vải, chuối, hồng xiêm.
- Rượu nếp – đây dường như là món không thể thiếu.
- Bánh tro.
- Xôi chè.
Trên đây là những thông tin giúp bạn và mọi người biết được ngày mùng 5 tháng 5 (âm lịch) là ngày gì. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức hay về nền văn hóa truyền thống của dân tộc ta.
Để buổi lễ cúng Tết Đoan Ngọ thêm phần trang trọng, bạn có thể sử dụng bộ đồ ăn cao cấp Bát Tràng để tô điểm cho không khí.